1. Những tác hại của tệ nạn mại dâm
- Về sức khỏe: Một người bán dâm thường có quan hệ tình dục với hàng ngàn lượt khách mua dâm, nên tỉ lệ lây nhiễm và truyền bệnh cho nhau là rất cao như dễ bị lây truyền các bệnh xã hội và có thể bị nhiễm HIV/AIDS; hoặc có nguy cơ cao sử dụng các chất gây nghiện và các chất kích thích khác. Mại dâm là một trong những yếu tố làm tăng độ lây nhiễm HIV và tỷ lệ gia tăng ở nhóm có nguy cơ cao bao gồm phụ nữ bán dâm, người tiêm chích ma túy, đối với cá nhân tham gia hoạt động bán dâm có nguy cơ cao trở thành nô lệ của chủ chứa, vướng vào vào nợ nần, bị bóc lột tình dục, cưỡng bức bán dâm, dễ bị lây truyền các bệnh xã hội, HIV/AIDS; bị tước quyền làm mẹ; bị lôi kéo, ép sử dụng ma túy và các hoạt động phạm pháp khác; hoặc trở thành nạn nhân của tệ nạn mua bán người.
- Tổn thương tinh thần: Tổn thương tâm lý có thể là một hậu quả ở những người bị cưỡng bức bán dâm mà kết quả có thể là những bệnh như: rối loạn nhân cách, rối loạn thần kinh chức năng tình dục nặng, mất khả năng cảm nhận bất kỳ một cảm hứng tình dục cá nhân nào trong lãnh vực riêng tư; bị kỳ thị, phân biệt đối xử; tự kỳ thị bản thân.
- Về xã hội: Có sự móc nối chặt chẽ giữa mại dâm với buôn ma túy cùng sự tham gia của các dạng tội phạm khác, đặc biệt là cướp tài sản, buôn người và rửa tiền; Những giá trị thiêng liêng và khuôn khổ đạo đức dần bị mất đi; Xúc phạm đến lòng tự tôn dân tộc, gây hoen ố hình ảnh văn hóa quốc gia; Mại dâm là hành vi chà đạp lên phẩm giá con người; Tốn kém chi phí, nguồn lực cho công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, tệ nạn mại dâm tại địa phương, cơ sở.
2. Nguyên nhân của tệ nạn mại dâm
- Do người bán dâm hám tiền, bản thân lười lao động, sợ vất vả nhưng thích ăn chơi, hưởng thụ; “hành nghề” mại dâm để làm giàu một nghề làm giàu nhanh nhất; nên bất chấp tác hại vô cùng lớn đến đời sống, sức khoẻ, xã hội, nhiều người vẫn tình nguyện bán dâm núp trá hình dưới nhiều danh nghĩa, vỏ bọc tinh vi.
- Đói nghèo là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng mại dâm, mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, có người phải hành nghề mại dâm để kiếm tiền chữa bệnh hiểm nghèo cho bố, mẹ, chồng, con, người thân; cũng có những cô gái phải gồng gánh chăm lo cho cả bố mẹ đẻ, bố, mẹ chồng, những đứa con dại và người chồng cờ bạc, nghiện ngập; hoặc có người là sản phẩm của nạn thất nghiệp, do mất ruộng đất, không công ăn việc làm phải hành nghề mại dâm.
- Về đạo đức khủng hoảng, xuống cấp sinh ra lối sống buông thả nhiều cô gái dễ dãi quá trong giao tiếp, lối sống cởi mở, hoặc do uống rượu say xỉn, không kiềm chế được nên “trao thân” cho người khác; mặt khác có những trường hợp học đòi phong cách Tây, sống thực dụng, coi việc quan hệ là bình thường chỉ cần tiền, cần việc, cần thăng tiến sẵn sàng làm theo bản năng mà đánh mất sự dịu dàng của người con gái.
- Do tệ nạn mua bán người ép buộc bóc lột tình dục và một số cá nhân, cơ sở kinh doanh vì mục đích lợi nhuận tổ chức hoạt động mại dâm, sử dụng gái mại dâm đi với khách nước ngoài để dễ thỏa thuận, ký kết các hợp đồng, thậm chí có những tour du lịch còn đưa cả gái mại dâm đi cùng đoàn cho khách nước ngoài tiện “sử dụng” và những kẻ môi giới bán dâm cấu kết với người nước ngoài hình thành đường dây gái gọi qua mạng ngày càng trở nên phổ biến, tinh vi hơn, gây nhiều khó khăn hơn cho việc theo dõi và quản lý.
3. Một số giải pháp pháp phòng, chống mại dâm
Phòng, chống mại dâm là trách nhiệm của cả xã hội, trước hết là các cấp chính quyền. Để ngăn chặn mại dâm có hiệu quả là phát triển kinh tế - xã hội; các loại tội phạm phải giảm; phòng chống tham nhũng có hiệu quả thực sự sao cho sự ấm no đến mỗi gia đình, không ai vì thiếu thốn, đói khổ mà phải “liều một phen” hoặc vì túng quẫn mà bị bọn lừa đảo dụ dỗ vào con đường bán dâm. Một số người bán dâm không phải vì miếng cơm manh áo mà do lối sống thực dụng, đua đòi, hưởng thụ. Do vậy, cuộc sống ấm no phải gắn liền với truyền thông, giáo dục giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, biết tự bảo vệ phẩm giá trước các cám dỗ của cuộc sống. Để phòng, chống mại dâm có hiệu quả cần tập trung một số giải pháp:
- Tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống phòng, chống mại dâm nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và cộng đồng đối với công tác phòng, chống mại dâm, làm cho mọi người tích cực tham gia phòng ngừa, ngăn chặn mại dâm, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người bán dâm, tạo cơ hội cho họ thay đổi công việc.
- Quản lý về an ninh, trật tự: Một trong những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhằm hạn chế, tiến tới loại trừ nguyên nhân và điều kiện dẫn đến mại dâm chính là tăng cường công tác quản lý về an ninh, trật tự không chỉ trong nội địa mà cả khu vực biên giới, cửa khẩu và trên biển. Theo dõi chặt chẽ nhân khẩu, hộ khẩu ở địa bàn dân cư thông qua công tác hộ tịch, hộ khẩu; tăng cường kiểm tra nhân khẩu ở địa bàn; giám sát chặt chẽ sự biến động dân cư trên địa bàn thông qua chế độ đăng ký tạm trú, tạm vắng; giám sát chặt chẽ các đối tượng có tiền án, tiền sự và các đối tượng có nghi vấn khác trên địa bàn.
- Quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm phòng ngừa việc lợi dụng các hoạt động này để tổ chức mại dâm, đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động này để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi mua- bán dâm, bạo lực, xâm phạm các quyền cơ bản của người bán dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ.
- Lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, chương trình phòng, chống tội phạm, góp phần hạn chế, tiến tới loại trừ nguyên nhân và điều kiện của tình trạng mại dâm; cần xác định việc giải quyết vấn đề mại dâm là một trong những mục tiêu ưu tiên của các chương trình phát triển kinh tế-xã hội (chương trình xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ tín dụng cho các hộ gia đình khó khăn để phát triển kinh tế, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chương trình phòng, chống tội phạm).
5. Đấu tranh, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm liên quan đến mại dâm./.
Văn hoá - Xã hội